Đền Taj Mahal – Biểu tượng cho tình yêu bất diệt

Được xây dựng vào năm 1632 bởi hoàng đế Mughal Shah Jahan để làm nơi chôn cất người vợ yêu quý của mình, hoàng hậu Mumtaz Mahal. Đền Taj Mahal tọa lạc tại bờ phía nam của sông Yamuna ở Agra, Ấn Độ. Khu phức hợp lăng mộ nổi tiếng này được xây dựng trong hơn 20 năm, là một trong những công trình điển hình của kiến trúc Mughal, trong đó kết hợp những ảnh hưởng của Ấn Độ, Ba Tư và Hồi giáo. Phần mái vòm được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng lung linh có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời hoặc mặt trăng chiếu vào bề mặt của nó. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983, nó vẫn là một trong các kỳ quan nổi tiếng nhất thế giới và là biểu tượng tuyệt đẹp của tình yêu.

Taj-Mahal

Shah Jahan là vùa của triều đại Mughal cai trị nhất của miền bắc Ấn Độ từ những năm đầu 16 cho đến giữa thế kỷ 18. Sau cái chết của cha mình, vua Jahangir, vào năm 1627, Shah Jahan nổi lên là người chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực gay gắt với anh em của mình, và lên ngôi hoàng đế tự tại Agra vào năm 1628. Người phụ nữ có tên Arjumand Banu Begum, hay còn được gọi là Mumtaz Mahal (Dịch là người được yêu mến nhất hoàng cung), đã trở thành hoàng hậu vào năm 1612 và được Shah Jahan sủng ái nhất trong số ba hoàng hậu.

shah-jahan-and-mumtaz-mahal-love-story-pdc0r31p5

Năm 1631, hoàng hậu Mumtaz Mahal qua đời sau 30 giờ lâm bồn để sinh đứa con thứ 14. Quá đau buồn trước cái chết của vợ, Shah Jahan ra lệnh xây một công trình tầm cỡ để tưởng nhớ đến bà. Ustad Ahmad Lahauri là người được chọn để làm kiến trúc sư chính, với hơn 20.000 công nhân từ Ấn Độ, Ba Tư, Châu Âu và Đế chế Ottoman, cùng với khoảng 1.000 con voi được huy động tối đa để xây nên khu phức hợp lăng tẩm này trong hơn 20 năm.

Lăng mộ được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng có khảm đá quý (ngọc, pha lê, ngọc lưu ly, thạch anh tím và xanh ngọc) tạo thành khối kiến trúc lấp lánh đầy sang trọng. Mái vòm trung tâm của nó đạt độ cao 240 feet (73 mét) và được bao quanh bởi bốn mái vòm nhỏ hơn; bốn tháp mảnh mai, hay những ngọn tháp, đứng ở các góc. Công trình đậm chất Hồi giáo với những câu kinh Koran được viết ở lối vào, bên trong cũng như bên ngoài lăng. Bên trong lăng mộ, một buồng đá cẩm thạch hình bát giác trang trí hoa văn chạm khắc để làm bia kỷ niệm vua và hoàng hậu, mộ thật nằm ở phía dưới.

Phần còn lại của khu phức hợp Taj Mahal bao gồm một cửa ngõ chính bằng đá sa thạch đỏ và một khu vườn hình vuông chia thành bốn phần. Ở góc xa nhất, hai công trình xây bằng đá sa thạc đỏ lớn mở ra hai phía lăng mộ. Tường phía sau chúng song song với các bức tường bao phía tây và phía đông. Chúng phản chiếu lẫn nhau, hay còn được gọi là jawab. Shah Jahan có ý định xây dựng một lăng mộ lớn thứ hai trên sông Yamuna từ Taj Mahal, nơi mà hài cốt của ông sẽ được chôn cất khi ông qua đời; hai công trình này đã được nối với nhau bằng một cây cầu. Tuy nhiên năm 1658, Shah Jahan ngã bệnh, những người con của ông đã chém giết lẫn nhau để giành ngai vàng, đó là một nguyên nhân dẫn đến sự xuống dốc của vương triều Mughal. Cuối cùng, người con thứ tư Aurangzeb lên ngôi. Shah Jahan sống 7 năm cuối đời dưới sự quản thúc nghiêm ngặt tại pháo đài Agra và mất năm 1666, được mai táng ở đền Taj Mahal.

23-taj-mahal-wallpaper

Dưới sự cai trị của Aurangzeb (1658-1707), đế chế Mughal đạt tới đỉnh cao của sự hưng thịnh. Tuy nhiên, với chính sách độc tôn Hồi giáo và triệt hạ các tôn giáo khác, bao gồm cả việc phá hủy nhiều ngôi đền Hindu, miếu, đế chế suy yếu dần và sụp đổ giữa thế kỷ thứ 18. Ngay cả khi vương triều Mughal sụp đổ, đền Taj Mahal bị bỏ rơi và lâm vào tình trạng hư hỏng trong hai thế kỷ sau cái chết của Shah Jahan. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19, Ngài Curzon, phó vương rồi Anh của Ấn Độ, đã ra lệnh trùng tu đền Taj Mahal để minh chứng cho nỗ lực của đế quốc Anh bảo tồn di sản văn hóa nghệ thuật của Ấn Độ.

Aurangazeb

Ngày nay, có khoảng 3 triệu lượt khách viếng thăm Taj Mahal mỗi năm. Phần đá hoa cương trắng của lăng mộ đang chuyển thành màu vàng do độ ô nhiễm không khí cao ở Agra. Chỉ các phương tiện chạy bằng điện mới được phép tới gần lăng và chính phủ đã công bố một vùng bảo vệ môi trường có diện tích hơn 10.000 km2 xung quanh Taj Mahal nhằm kiểm soát độ ô nhiễm tại đây.