Khám phá kinh thành Huế

Nằm ở Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng di tích hơn 500 ha và dựoc giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành.
Kinh thành Huế được xây dựng gần 30 năm (từ 1803 đến 1832), là một thành luỹ dài cao 6,60m, dày 21m với chu vi gần 9.000m. Trên mặt thành ngày xưa có đến 24 pháo đài. Bên ngoài, dọc theo bờ thành có hào sâu bảo vệ. Kinh thành liên lạc với bên ngoài qua 8 cửa trổ theo 8 hướng: Chính Đông, Chính Tây,Chính Nam, Chính Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam. Ngoài ra hai bên kỳ Đài có hai cửa Thể Nhơn và Quảng Đức. Ngoài ra còn có hai cửa bằng đường thuỷ ở hai đầu sông Ngự Hà là Đông Thành Thuỷ Quan và Tây Thành Thuỷ Quan. Phía Hoàng Thành ở góc đông bắc có một thành nhỏ, thời Gia Long gọi là Thái Bình, đến thời Minh Mạng đổi thành Trấn Bình Đài có chu vi gần 1 km, bên ngoài có hào rộng ăn thông với Hoàng Thành.

hoang thanh hue
Hoàng thành Huế

Theo nguyên tắc địa lý phong thuỷ của Đông Phương và thuyết âm dương ngủ hành của Dịch học. Kinh thành quay mặt về hướng Nam, dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông hương (Cồn Hến – Cồn Dã Viên) làm rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long – Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ cố đô. Dòng sông Hương chảy ngang trước mặt dùng làm Minh Đường. Bốn mặt kinh thành đều được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi gọi là sông Hộ Thành.
Ở trong Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành dùng để bảo vệ khu vực các cơ quan lễ nghi, chính trị quan trọng nhất của triều đình và các điện thờ. Tử cấm thành là nơi làm việc, ăn ở sinh hoạt hàng ngày của nhà vua và gia đình….
Được Xây dựng từ 1804- 1833, Đại Nội có mặt bằng xây dựng theo hình gần vuông, mặt trước và mặt sau dài 622m, mặt trái và phải 604m. Thành xung quanh xây bằng gạch (cao 4,16m dày 1,04m), bên ngoài có hệ thống hộ thành đào, gọi là Kim Thuỷ Hồ, để bảo vệ thành. Mỗi mặt trổ một của để ra vào: Ngọ Môn (trước), Hoà Bính (sau), Hiển Nhơn (trái), Chương Đức (phải). Của chính Ngọ Môn chỉ dành cho vua đi.
Với hơn 100 công trình kiến trúc đẹp, mặt bằng Đại Nội chia thành nhiều khu vực khác nhau:
Từ Ngọ Môn đến Điện Thái Hoà làm nơi cử hành các đại lễ lớn của triều đình.
Triệu Miếu, Thái Miến, Hưng Miếu , Thế Miếu và ĐIện Phụng Tiên là nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn.
Cung Diên Thọ và Cung Tường Sanh là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thaí Hậu.
Phủ nội vụ là nhà kho tàng trữ đồ quý, Xưỡng chế tạo đồ dùng hoàng gia.

 

cung-dien-tho
Cung Diên Thọ

Vườn Cơ Hạ và Điện Khâm Văn là nơi các Hoàng tử học tập và chơi đùa.

Tử Cấm Thành: Có mặt bằng cũng gần vuông, cao 3,7 m mặt trứơc và sau dài 324 m; mặt trái và phải dài 290m. Quanh thành trổ 10 cửa. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua ra vào, hiện nay đã hư hại hoàn toàn. Bức bình phong to rộng dăng ngang sau lưng điện Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày) là dấu hiệu cho biết thế giới sau đó chỉ dành riêng cho vua và gia đình. Trong đó có hàng trăm cung nữ và hàng chục thái giám thường trú để phục vụ hoàng gia. Trong khu vựcc này có gần 50 công trình kiến trúc vàng son lộng lẫy bao gồm: điện Càn Thành (nơi vua), điện Khôn Thái (nơi vợ chính vua ở), Duyệt Thị Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (Nơi vua đọc sách…), điện Minh Quang nơi ở các hoàng tử), điện Trinh Minh (nơi các hoàng hậu ở) điện Kiến Trung, vườn Cẩm Uyên….

tu cam thanh
Tử cấm thành

Hệ thống kiến trúc Đại Nội được hoạch định theo những nguyên tắc chặt chẽ, đăng đối: chia ra các vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ, chiêu mục tất cả đều nhất quán. Nó thể hiện những khái niệm triết lý chính trị Nho giáo phương đông. Phần lớn các công trinhg kiến trúc ở đây đều làm bằng gỗ quý, nhưng cũng không chịu đựng nổi với thiên tai, khí hậu khắc nghiệt hàng thế kỷ qua và các cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề. Cho nên một số công trình đã bị hư hỏng, các di tích quý này hiện nay đang được nhà Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí để phục hồi, tôn tạo lại từng bước.