Thăm nhà Đốc phủ Hải – thị xã Gò Công – Tiền Giang

Di tích tọa lạc tại số 49 đường Hai Bà Trưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 921 ngày 20 tháng 07 năm 1994. Cùng Nhà Xinh tham quan để hiểu thêm về di tính độc đáo này nhé.

mot goc nha doc phu hai
Góc nhà đốc phủ Hải

Cuối thế kỷ 18, khu đất này nằm trong địa giới khần hoang lập ấp của dòng họ Trần. Đến giữa thập niên 1860, Bà Trần Thị Sanh cho đắp nền, cất một ngôi nhà chữ đinh ba gian, lợp lá. Ít năm sau, nhà được sửa sang, lợp ngói âm dương, cơ ngơi khang trang để chuẩn bị làm đám cưới con gái Bà với cậu cử Huỳnh Định Ngươn.

Trong thời gian Trương Định về khẩn đồn điền và làm Chánh Tổng Hoà Lạc Thượng, có liên lạc đi lại với các nhân sĩ đương thời và các công tử đại gia ở chợ Gò Công, Đến lúc Trương Định đưa gia quyến cùng những đồng bào Nam Ngãi gần 5.000 người vào Nam lập nghiệp khẩn hoang vùng Gia Thuận vì nạn đói 1856 – 1858, Bà Sanh đã tận tình đứng ra lạc quyên giúp đỡ Ông Trương. Vì tinh thần xã hội mà cũng vì ân tình gắn bó nên hai Ông Bà đã hợp duyên cầm sắc chính thức được Ông Đồ và Bà Phụng (cha mẹ Bà Sanh) công nhận cho làm lễ từ đường.

truong dinh
Trương Định

Khi Ông Trương khởi nghĩa đánh Pháp, Ông thường về ở nhà Bà Sanh để bàn bạc quân cơ. Bà Sanh đúng nghĩa làm “Nội Tướng” với danh nghĩa “Hoàng Thích” (Bà là em cô cậu với Bà Từ Dũ – mẹ của vua Tự Đức).

Đầu năm 1864, anh hùng Trương Định tử nạn ở Gia Thuận, Bà Sanh đã dốc hết tài sản lo liệu việc lãnh thi hài ông Trương (đóng cho Pháp 10.000 đồng). Chôn cất xây mộ rất khó khăn.  Vì tấm mộ chí Ông Trương có hai chữ “Bình Tây” mà Bà phải chịu phạt thêm 10.000 tiền kẽm nữa.

Sau này, Bà đã thọ giới qui y và giao quyền trông nom ngôi nhà cho con và rễ (bấy giờ Cử Ngươn đã làm Tri huyện Trường Bình).

Vào khoảng năm 1880 đến năm 1885, Huyện Ngươn cho tôn tạo lại ngôi nhà khang trang, rộng đẹp, nguy nga có tiếng để dưỡng già. Khi Ông qua đời, Bà Hương ở với con gái út là Cô Tám Diệu, cho nên người ta gọi là nhà Bà Huyện.

Vào cuối thế kỷ trước (1895 – 1900), phong trào xây dựng dinh cơ nổi lên ở Gò Công, các đại gia tranh nhau khoe khoan nhà cửa. Bấy giờ ông rễ út là Huyện Hải có chút tân học về ở rễ lại thêm tài sản lớn nên đã xây dựng thêm tiền sảnh theo kiểu “Roman”, xây hai bên thêm hai nhà vuông đông tây du, tô điểm sang trọng nhất hạt Gò Công. Ông lại đi du lịch nhiều mua sắm đồ đạc bàn ghế toàn các loại quí và có tính thời thượng bấy giờ.

Đến những năm 1909 – 1917, ngôi nhà được tu bổ thêm xây tường làm hàng rào sắt Tây 3 mặt và phần sau xây thêm lẫm lúa to lớn. Trong đợt tu sửa này đã tốn hết 10.000 giạ lúa.

Toàn cục ngôi nhà thành thể cách nội công ngoại quốc rất đặc biệt. Địa cuộc bên ngoài chính phương triều đẩu (triều về hướng chính Bắc) còn trong “trung đường sinh bối điện nam cô” (Giữa nhà mở cửa sau lưng quay về phương nam một cõi giang sơn).

Khi con trai ông được làm Chánh Tổng Hoà Lạc Hạ (1926-1928) (tức tổng tân hay tổng sáu) nhà có tu sửa lại chút ít sơn phết nhưng không đáng kể

Như vậy ngôi nhà này khởi đầu từ Bà Trần Thị Sanh là vợ chánh thứ nhì của Trương Định truyền cho con gái là Dương Thị Hương và Huỳnh Đình Ngươn và ngôi nhà này được tôn tạo sửa chữa bổ sung quan trọng còn đến ngày nay.

Ngôi nhà này có một giá trị nhất định, nếu so với các lâu đài Âu Tây hay các đền điện cổ thời ngôi nhà này chưa sánh được về quy mô và tuổi thọ. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, khó tìm được ngôi nhà có lối kiến trúc theo “nền văn minh thảo mộc” kết hợp hài hòa với kiến trúc “Roman”, cũng như sự bảo tồn hoàn chỉnh như ngôi nhà này. Đồng thời, ngôi nhà còn gắn liền với nhân vật anh hùng Trương Định. Do đó, ngôi nhà có giá trị về phương diện kiến trúc lịch sử và truyền thống.

Ngôi nhà là một công trình chạm khắc gỗ tinh xảo gồm hơn 100 khuôn đủ đề tài thể loại của thế kỷ XIX và một số ở đầu thế kỷ XX. Vài khung có niên đại lâu hơn kế hợp chặt chẽ hài hoà từ ấp quả đến đầu hồi, khuông bao, đến các chấn gạch, từ trên xuống dưới ,từ trong ra ngoài còn khá nguyên vẹn.

doi lien
Hoa văn

Những công trình điêu khắc cẩn xà cừ còn các khay hộp , quả, liểng đối. Đặc biệt có giá trị toàn diện là 2 bức ảnh bán thân của Bà Điệu và Ông Hải bằng xà cừ cùng chiếc giường thất bảo kiểu Quảng Đông, hai bộ tứ thời bằng cườm rất hiếm có.

noi that nha doc phu hai
bộ ghế gỗ

Các tủ, bàn, ghế phong cách cũ chạm nổi theo kiểu Louis đều hoàn chỉnh và bằng gỗ quý hay bằng cẩm thạch, đá hoa, hai chiếc ché gốm màu hoa văn rồng nổi là nghi dụng của triều đình phong kiến không dưới 200 năm.

Chiếc đôn sứ Giang Tây, chiếc lộc bình cổ mạn giá trị cũng rất cao và nhất là thanh gươm của Trương Định là vô giá.